Chùa Phật Quang Vũng Tàu là một công trình tôn giáo vô cùng linh thiêng và cũng là ngôi chùa xác lập nhiều kỷ lục nhất Việt Nam. Bạn đã từng viếng thăm địa điểm tâm linh này chưa? Đến với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nếu không ghé thăm nơi đây thì thật đáng tiếc.

Vũng Tàu, thành phố biển cực nổi tiếng của khu vực phía Nam, có thể nói đây là một trong những điểm đến thu hút khách du lịch nhất của nước ta. Dù đang ở đâu tại Vũng Tàu, bạn cũng có thể bắt gặp phong cảnh hữu tình của những bãi biển xanh, núi non, chùa chiền tĩnh lặng. Hôm nay hãy cùng Villa Vũng Tàu Giá Tốt khám phá vẻ đẹp của địa danh chùa Phật Quang Vũng Tàu bạn nhé!

Và để chuyến vi vu Vũng Tàu thêm tiện lợi thì bạn hãy đặt trước vé xe lomousine hoặc khách sạn, các địa điểm tham quan nổi tiếng. Hãy tham khảo các dịch vụ và tiện ích du lịch vũng tàu đang được mở bán với giá tốt trên Villa Vũng Tàu Giá Tốt nhé. Còn bây giờ, cùng khám phá Chùa Phật Quang Vũng Tàu nào!

Chùa Phật Quang Vũng Tàu Ở Đâu?

Nguồn ảnh: Chùa Phật Quang Vũng Tàu | reviewlla

Nguồn ảnh: Chùa Phật Quang Vũng Tàu | reviewlla

Chùa Phật Quang Bà Rịa Vũng Tàu tọa lạc trên ngọn núi Dinh của Ấp Quảng Phú, Xã Tân Hải, Huyện Tân Thành. Tên đầy đủ của ngôi chùa này là Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự hoặc Thiền Tôn Phật Quang. Chùa không có diện tích lớn nhưng nổi bật ở vị trí xây dựng, quang cảnh núi rừng ngoạn mục bao quanh mang đến cho chúng ta sự tĩnh tâm kỳ diệu.

Giờ Mở Cửa Chùa Phật Quang Vũng Tàu

Nguồn ảnh: Chùa Phật Quang Vũng Tàu | kyluc

Nguồn ảnh: Chùa Phật Quang Vũng Tàu | kyluc

Chùa Phật Quang Vũng Tàu mở cửa khá sớm vào 6h00 sáng và đóng cửa vào 21h00 đêm nên bạn có rất nhiều thời gian để ghé thăm. Lời khuyên, bạn nên đến chùa vào sáng sớm để đi bộ lên núi, hít thở không khí trong lành. Thời tiết buổi sáng sớm tại Vũng Tàu cũng rất mát mẻ, đi bộ sẽ không bị mệt hoặc đi vào buổi chiều khi nắng đã dịu bớt. Thật tuyệt khi vãn cảnh chùa và ngắm bình minh, hoàng hôn từ vị trí trên ngọn núi cao.

Hướng Dẫn Cách Đi Chùa Phật Quang Vũng Tàu

Ngọn núi Dinh cách trung tâm thành phố biển Vũng Tàu chỉ khoảng 20km nên bạn có thể dễ dàng đến đây mà không mất nhiều thời gian, phương tiện đi lại cũng rất đa dạng. Để đến chùa Phật Quang Vũng Tàu bạn cần vượt qua 500m đường núi. Trước đây đường lên chùa khá khó đi cho người lạ nhưng gần đây mặt đường đã được nâng cấp, bằng phẳng hơn, vô cùng thuận tiện cho du khách đến tham quan.

1. Di Chuyển Đến Chùa Bằng Phương Tiện Cá Nhân

Bạn có thể chọn đến chùa Phật Quang Bà Rịa Vũng Tàu bằng các loại phương tiện cá nhân như ô tô riêng hoặc xe máy. Đường đi rất dễ, từ trung tâm thành phố Vũng Tàu bạn đi hãy đi dọc theo con đường 30.4 rồi rẽ vào quốc lộ 51, đi thêm 17km nữa rồi rẽ phải , đi thêm 1km là đến núi Dinh. Xe máy có thể chạy lên đường núi nhưng chỉ dành cho bạn có tay lái cứng. Hoặc bạn có thể gửi xe ngay dưới chân núi rồi thuê người chở lên chùa với phí khoảng 30.000 đ/người.

2. Di Chuyển Đến Chùa Bằng Phương Tiện Công Cộng

Nếu bạn là người chưa biết rõ về đường đi đến chùa thì đường lên núi Dinh cũng khá nguy hiểm, các bạn tay lái yếu không nên tự chạy xe. Bạn có thể đón taxi, xe công nghệ từ thành phố để đến chân núi Dinh và thuê xe di chuyển lên chùa hoặc đi bộ vãn cảnh. Hiện tại vẫn chưa có tuyến xe buýt nào đi ngang chùa Phật Quang.

Hình Ảnh Chùa Phật Quang Vũng Tàu

Nguồn ảnh: Chùa Phật Quang Vũng Tàu | Tạp Chí Dân Việt

Nguồn ảnh: Chùa Phật Quang Vũng Tàu | Tạp Chí Dân Việt

Chùa Phật Quang Vũng Tàu sở hữu cảnh sắc vô cùng đẹp. Nếu nhìn từ trên cao bạn sẽ thấy được phần mái chùa thấp thoáng, xen lẫn giữa núi rừng nên để đến được đây phải trải qua con đường quanh co, ngoằn ngoèo. Từ khu vực cổng chùa bạn sẽ đi bộ trên con đường trải đá có hai bên là rừng trúc, bước qua cây cầu bắc ngang qua dòng suối chảy róc rách, sân chùa luôn được phủ một màu tươi mát quanh năm.

Nguồn ảnh: Chùa Phật Quang Vũng Tàu | Tạp Chí Dân Việt

Nguồn ảnh: Chùa Phật Quang Vũng Tàu | Tạp Chí Dân Việt

Khi đặt chân vào khuôn viên chùa, bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước sự rộng lớn nhưng vô cùng đơn sơ, bình dị của cõi Phật. Bức tượng Phật cao 14m uy nghi có lẽ là điểm gây ấn tượng nhất ở ngôi chùa này, tượng được tạc tỉ mỉ bằng đá granite trắng trong tư thế thiền định tuyệt đẹp giữa núi rừng bao la.

Nguồn ảnh: Chùa Phật Quang Vũng Tàu | Tạp Chí Dân Việt

Nguồn ảnh: Chùa Phật Quang Vũng Tàu | Tạp Chí Dân Việt

Khuôn viên chùa cũng được chú trọng tu bổ định kỳ gồm các công trình như: Chánh điện thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, nhà bếp, khu đón tiếp Phật tử, du khách. Tất cả đều được bố trí ngăn nắp, đơn giản và gần gũi.

Nguồn ảnh: Chùa Phật Quang Vũng Tàu | Tạp Chí Dân Việt

Nguồn ảnh: Chùa Phật Quang Vũng Tàu | Tạp Chí Dân Việt

Chùa nằm giữa bốn bề rừng cây, vách đá tĩnh lặng. Trong không gian thoáng đãng ấy bạn có thể tận hưởng được bầu không khí trong lành, làn gió biển mát rười rượi hay lắng nghe tiếng ve râm ran trong ngày hè trên núi Dinh. Cảm giác thật tự do và phấn chấn đến lạ thường. Đừng quên ngắm vẻ đẹp của Suối Tiên trên con đường đi vào chùa, check in ngay dòng suối tự nhiên xanh mát này.

Kiến Trúc Chùa Phật Quang Vũng Tàu

Kiến trúc chùa Phật Quang Vũng Tàu sẽ khiến bạn phải choáng ngợp với nhiều hạng mục công trình, tượng thờ tuyệt đẹp bên trong khuôn viên. Chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu để có được sự hoàn thiện, trang nhã như hiện tại.

1. Vườn Lâm Tỳ Ni

Nguồn ảnh: Chùa Phật Quang Vũng Tàu | Tạp Chí Dân Việt

Nguồn ảnh: Chùa Phật Quang Vũng Tàu | Tạp Chí Dân Việt

Để vào khuôn viên chùa bạn phải bước qua Cổng Tam Quan. Bên trong là vườn Lâm Tỳ Ni có đặt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni tọa trên đài sen, phía trước còn có Đản Sanh, gần đó là hai bức tượng Quan Âm Bồ Tát và Phật Địa Tạng với gương mặt hiền từ. Khu vườn này là nơi tưởng nhớ Thái tử Tất Đạt Đa. Khu vườn có nhiều loại cây kiểng quý, các tấm bia khắc Hán tự.

2. Đại Tòng Lâm

Nguồn ảnh: Chùa Phật Quang Vũng Tàu | reviewlla

Nguồn ảnh: Chùa Phật Quang Vũng Tàu | reviewlla

Đại Tòng Lâm là chánh điện của Thiền Tôn Phật Quang, được kỷ lục Việt Nam công nhận là chánh điện lớn nhất. Bên trong chánh điện có tượng thờ Tiêu Diện Đại Sĩ và Hộ Pháp Vi Đà được đặt gần cửa điện. Khu vực chánh điện có cấu trúc 2 tầng với tổng diện tích sàn lên đến 4100m2 và được hoàn công vào năm 2003. Bên trong điện là 9 tượng Phật bằng đá hoa cương, xung quanh là công trình phụ với 10.000 tượng Phật nhỏ cao 30cm. Tầng dưới rộng lớn là điện thờ Đức Phật A Di Đà.

Đặc biệt phải kể đến bức tượng Phật Di Lặc cũng được công nhận là tượng được tạc bằng chất liệu đá hoa cương lớn nhất với chiều cao trên 5m và trọng lượng đạt 40 tấn.

Đi hết Điện Phật là nơi thờ Tổ sư Đạt Ma. Di chuyển tiếp tục sẽ đến được sân sau của chùa, nơi có tòa Bảo Tháp cao hơn 25m cùng nhiều tượng và các tấm bia. Bên trái Đại Tòng Lâm là giảng đường, nhà Tăng.

3. Tháp Đa Bảo

Nguồn ảnh: Chùa Phật Quang Vũng Tàu | reviewlla

Nguồn ảnh: Chùa Phật Quang Vũng Tàu | reviewlla

Tháp Đa Bảo cao 25m được xây dựng từ năm 1980, mỗi tầng sẽ thờ một vị tôn Phật khác nhau. Tầng trên cùng của tháp thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, Đại Bảo Phật, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát và các vị đệ tử. Tầng giữa thờ Phật Di Lặc, các vị Hộ Pháp và các câu đối Hán tự. Ngoài ra còn có bức tượng Bồ Tát trên đầu rồng bằng đá phiến cao 20m mang giá trị nghệ thuật cao xuất từ bàn tay của các nghệ nhân hàng đầu của thế kỷ trước

Lịch Sử Chùa Phật Quang Vũng Tàu

Nguồn ảnh: Chùa Phật Quang Vũng Tàu | Tạp Chí Dân Việt

Nguồn ảnh: Chùa Phật Quang Vũng Tàu | Tạp Chí Dân Việt

Không có niên đại xa xưa như những ngôi chùa cổ khác, chùa Phật Quang Vũng Tàu được lên kế hoạch xây dựng vào thời kỳ Pháp thuộc, cụ thể là năm 1958. Chùa được xây dựng trên khuôn viên lớn với mục đích trở thành một học viện Phật học đào tạo Phật tử kế thừa. Vị trí hiện tại của chùa trên núi Dinh khi xưa là đất hoang được vị tổ sư Thiện Hòa xin khai khẩn.

Trong quá trình trình xây dựng, chùa bị hoãn xây dựng nhiều lần do đỉnh điểm của kháng chiến chống Mỹ, nguồn lực thiếu hụt, sự qua đời của các vị trụ trì, sự lấn chiếm đất canh tác. Mãi đến năm 1982 chùa được tiếp tục phát triển bởi các vị hòa thượng Thích Minh Hạnh, Thích Minh Thành và Thích Minh Phát theo tâm nguyện của tổ sư. Mọi thứ thời điểm đó vẫn còn rất đơn sơ, tuy nhiên cảnh quan đã trở nên khang trang hơn. Từ đó ngôi chùa được nhiều khách hành hương, giới tăng ni, phật tử biết đến.

Đến năm 1988 Hòa thượng Thích Quảng Hiến đã xin phép tu bổ, mở rộng chùa làm Tăng Xá, Ni viện Thiện Hòa để làm chỗ ở cho các Tăng Ni Sinh lớp bổ túc giáo lý. Đến năm 1990 chùa Phật Quang trở thành ngôi trường Phật học đầu tiên tại Vũng Tàu dưới sự công nhận của Giáo Hội Phật Giáo Trung Ương.

Tháng 4/1992 chùa một lần nữa được trùng tu và mở rộng với nhiều hạng mục công trình mới như: Giảng đường, các lớp giáo lý, thư viện Phật học, chánh điện. Vào năm 1993 Đại Giới Đàn lần I được tổ chức tại chùa với sự tham gia của 2000 Phật tử trên cả nước. Các sự kiện Đại Giới Đàn lần II, III, IV cũng được lần lượt tổ chức ở đây vào các năm sau đó.

Do mỗi năm số lượng Tăng Ni và Phật tử đến chùa ngày một đông nên chùa đã mở rộng thêm. Năm 2001 chùa trùng tu một lần nữa để hoàn thành tất cả các công trình còn đang dang dở, tạm bợ trước đó. Chùa Phật Quang Vũng Tàu được hoàn thành nhờ công lớn nhất của Hòa thượng Thích Quảng Hiến, tại buổi lễ đặt đá dựng chùa vô cùng long trọng đã có đến 5000 tăng ni, phật tử đến chứng kiến.

Cuối năm 2005, chùa Phật Quang Bà Rịa Vũng Tàu đã hoàn tất xây dựng và tu bổ. Đây là lúc mà di nguyện của tổ sư Thiện Hòa được hoàn thành. Năm 2006 Lễ hội Vạn Phật được tổ chức ở đây và thu hút hàng nghìn du khách thập phương đến để hành hương, chiêm bái. Sau này chùa vẫn tiếp tục xây dựng thêm nhiều công trình khác như Cổng Tam Quan, Bảo Tháp.

Nguồn: https://www.klook.com/vi/blog/chua-phat-quang-vung-tau

Leave A Comment